Thay cho bụi phấn với bảng đen, thế hệ học sinh và giáo viên ở Nhật sẽ được tiếp cận với công nghệ số ngay trong mỗi buổi lên lớp với bảng điện tử PX-Duo-50.
" alt=""/>Hitachi mang bảng điện tử vào trường họcNhà báo Tạ Bích Loan chia sẻ: “Ở những thời điểm khó khăn nhất, chúng ta chứng kiến sự sáng tạo làm thay đổi vận mệnh đất nước. Đến ngày hôm nay, với cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số thì sự sáng tạo còn được phát huy nhiều hơn nữa bởi sự hỗ trợ của công nghệ. Chúng tôi tin rằng sáng tạo ở mọi ngành nghề sẽ mang lại niềm hy vọng, sức trẻ cho đất nước ở năm mới này”.
Thực hiện chương trình phát sóng ở thời khắc Giao thừa thiêng liêng, sự kết nối giữa quá khứ và tương lai cùng niềm tin, niềm hy vọng, ê-kíp Tết nghĩa là hy vọng 2024lựa chọn chủ đề sáng tạo, tôn vinh những dấu ấn sáng tạo của các cá nhân, cộng đồng.
Điểm nhấn trong chương trình là cuộc gặp gỡ mùa xuân diễn ra trước Giao thừa. Nhà báo Tạ Bích Loan, BTV Trần Long và BTV Thuý Hằng sẽ đưa khán giả đến 3 miền đất nước, cùng cảm nhận không khí đón Tết và trò chuyện những cá nhân có ảnh hưởng trong xã hội, cùng họ chia sẻ những góc nhìn khác nhau về đổi mới và sáng tạo.
Các nhân vật xuất hiện trong giao lưu, phóng sự của Tết nghĩa là hy vọng 2024đều có những thành tựu sáng tạo riêng trong lĩnh vực của mình. Họ kết nối với nhau để cùng kể câu chuyện ở thời điểm đón Giao thừa.
Chương trình đưa khán giả đến cánh đồng lúa ở Bạc Liêu cùng câu chuyện sáng tạo trong nông nghiệp của anh hùng lao động Hồ Quang Cua - cha đẻ loại gạo 2 lần đạt danh hiệu 'Gạo ngon nhất thế giới'; ghé thăm Tân Hoá, Quảng Bình cùng câu chuyện sáng tạo thay đổi cuộc sống ở làng du lịch tốt nhất thế giới; cuộc gặp gỡ tại Hà Nội với bác sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người khai mở phẫu thuật não thức tỉnh; tới Giàn khoan ngoài biển khơi cùng câu chuyện khai thác tấn dầu thương mại đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ, thuộc bồn trũng Cửu Long năm Mậu Thìn 1988....
Cùng với những dấu ấn sáng tạo ở nhiều lĩnh vực, cuộc trò chuyện sẽ nối dài tới nước Mỹ kể câu chuyện sáng tạo chinh phục thế giới với nhân vật người Việt đứng sau sự thành công của CHAT GPT.
Đan xen giữa các phóng sự, gặp gỡ là chùm tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu tại nhiều bối cảnh: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam), trên dòng sông Sài Gòn lịch sử và trường quay S16, Đài Truyền hình Việt Nam. Với sân khấu quen thuộc của VTV, đạo diễn sân khấu Cao Trung Hiếu đã có sự biến hoá đầy mới mẻ, cảm xúc khi nâng độ cao sân khấu như hình ảnh núi đồi và có sự giao thoa giữa đất trời, gợi nên một sự thăng hoa của năm mới.
Âm nhạc cũng là một điểm nhấn được chờ đợi trong Tết nghĩa là hy vọng 2024. Với tiêu chí gần gũi, bất ngờ và mang bản sắc văn hoá của các vùng miền đất nước, chương trình lựa chọn các ca khúc quen thuộc với khán giả nhiều thế hệ, khơi dậy hồi ức đẹp đẽ được dàn dựng theo tinh thần mới, màu sắc mới, kết hợp sử dụng công nghệ, hiệu ứng sân khấu nhằm mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho khán giả truyền hình.
Nhiều nghệ sĩ hàng đầu tham gia chương trình như: Thu Phương, Thanh Lam, Mỹ Linh, Tùng Dương, Phương Thanh, Đoan Trang, Trọng Tấn, Phương Linh, Vũ Thắng Lợi, Khánh Linh, Lân Nhã, Đông Hùng, Hồng Duyên, Ngũ Cung, OPlus, Tam ca áo trắng, Dzung…
Tết nghĩa là hy vọng 2024lên sóng vào 22h30 đêm Giao thừa, cầu truyền hình đón năm mới diễn ra từ 23h50’ đến 0h15’ ngày Mùng 1 Tết. Chương trình sẽ mang tới nhiều cung bậc cảm xúc qua những câu chuyện gợi nhiều suy ngẫm trước giao thừa, qua đó truyền tải thông điệp của niềm tin, hy vọng về sự bứt phá của đất nước. Đặc biệt, trong khoảnh khắc đầu năm mới, chương trình chọn những vần thơ chúc Tết của Bác Hồ cũng vào một năm Rồng, tưởng nhớ vị cha già của dân tộc, đồng thời cổ vũ mọi người có sự lạc quan, niềm hy vọng về những điều mới mẻ, tốt đẹp trong năm mới Giáp Thìn 2024.
Thu Phương, Mỹ Linh trong chương trình 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay năm học 2022-2023, toàn ngành đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. GD-ĐT Thủ đô cũng được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2022.
Sự chuyển biến tích cực của ngành GD-ĐT Hà Nội trong năm học vừa qua diễn ra đều khắp ở các cấp học, các trường công lập và ngoài công lập.
Song, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhìn nhận còn những hạn chế, tồn tại. Một trong số đó là công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ở một số quận nội thành chưa phù hợp dẫn đến mỗi số nơi còn có tình trạng thiếu trường học công lập; một số trường học cũ chưa được cải tạo, sửa chữa kịp thời ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Hiệu quả phân luồng học sinh sau THCS và THPT còn chưa cao. Công tác tuyển sinh đầu cấp còn nhiều khó khăn, sĩ số học sinh/lớp sau tuyển sinh cao hơn nhiều so với quy định tại Điều lệ nhà trường các cấp ở một số địa bàn. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành vẫn còn khiêm tốn.
Do đó, theo ông Cương, một trong những nội dung, nhiệm vụ công tác được Sở GD-ĐT Hà Nội xác định trọng tâm thực hiện ở năm học 2023-2024 là nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại của những năm học trước, đặc biệt trong công tác thi, tuyển sinh đầu năm học.
“Trong năm học vừa qua, một số trường công lập, vấn đề liên quan tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến rất tốt. Tuy nhiên còn một số trường tư thục công tác tuyển sinh trực tuyến vẫn còn hạn chế.
Do đó, bắt đầu từ năm học này, TP Hà Nội kiên quyết và quyết tâm triển khai thực hiện công tác tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến, kể cả trường công lập và trường tư thục, để đảm bảo tính công bằng, công khai, tránh phiền hà như thời gian vừa qua”, ông Cương nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị năm học mới 2023-2024, Hà Nội cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục.
Đặc biệt, Giáo dục TP Hà Nội cần chú trọng về "chất" trong tất cả các khía cạnh dạy-học, kiểm tra-đánh giá; đảm bảo hạ tầng thiết bị, an toàn thông tin; đảm bảo dữ liệu ngành đúng, đủ, kịp thời phục vụ công tác quản lý; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
“Năm học mới, rất nhiều việc phải làm, song đề nghị trong công tác tuyển sinh đầu cấp, Hà Nội chấm dứt cảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm mua, nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng.
Với thời đại công nghệ số, quản trị hiện đại, Thủ đô dẫn đầu cả nước mà còn như thế là việc không nên. Dứt khoát trong năm tới, không được còn hiện tượng này. Giám đốc Sở GD-ĐT đã rất quyết tâm nên tôi nghĩ chắc chắn thực hiện được”, ông Sơn nói.
Năm học 2022-2023, Hà Nội đã xây mới, thành lập mới 24 trường học các cấp (trong đó 1 trường trực thuộc Sở GD-ĐT quản lý, 23 trường thuộc UBND quận, huyện quản lý); cải tạo, sửa chữa 528 trường (42 trường thuộc Sở GD-ĐT quản lý, 486 trường thuộc UBND quận, huyện quản lý). Tháng 6/2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 72,4%.
Đến thời điểm này, toàn thành phố đã công nhận 23 trường chất lượng cao, trong đó, 17 trường công lập (7 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 5 trường THCS và 2 trường THPT) và 6 trường ngoài công lập.
Hà Nội cũng triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5 ha.
Năm học 2023-2024, Hà Nội có 2.874 trường mầm non, phổ thông; 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội (tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với cùng kỳ năm trước), với 66.138 lớp (tăng 1.919 lớp so với cùng kỳ năm trước) và có 2.222.246 học sinh (tăng 68.917 học sinh so với cùng kỳ năm trước).
Thủ đô có 124.493 giáo viên (tăng 1.525 giáo viên so với cùng kỳ năm trước) và 66.110 phòng học (tăng 846 phòng học so với cùng kỳ năm trước).
" alt=""/>Hà Nội phải chấm dứt cảnh xếp hàng thâu đêm mua hồ sơ![]() |
Lời giải tham khảo môn Địa lý thi THPT quốc gia 2019 mã đề 301 |
Từ ngày 25-27/6, hơn 887.000 thí sinh cả nước tham dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Thí sinh dự thi 5 bài, gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ, hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, trừ Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra năm nay phải làm rất kỹ. Bên cạnh tập huấn về quy chế và kỹ năng, khi tập huấn, cán bộ thanh tra chấm trắc nghiệm được xem “tác nghiệp” toàn bộ quy trình từ quét đến in ra… để đảm bảo nhận biết có đang làm đúng hay không.
Năm ngoái nhiệm vụ này là của các trường tự giám sát. Năm nay các trường vẫn thực hiện nhưng người làm thanh tra sẽ giám sát “trùm” lên.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019, đã đề nghị địa phương phân công trách nhiệm rõ ràng và phải kiểm tra đánh giá trong và sau khi kỳ thi kết thúc.
“Sẽ có một nghìn lẻ một các sự việc bất thường diễn ra trong quá trình thi cử. Tuy nhiên, khi có sự việc xảy ra, cần xử lý theo 3 nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất không giấu thông tin, cán bộ báo cáo lên trưởng điểm và các cấp cao hơn. Thứ hai là tôn trọng quy chế. Và thứ ba là phải đặt quyền lợi của thí sinh lên trên quyền lợi cán bộ coi thi" - ông Trinh nhấn mạnh.
Ban Giáo dục
" alt=""/>Đáp án môn Địa lý thi THPT quốc gia 2019 mã đề 301